CHƯƠNG TRÌNH LÃNH ĐẠO CHÂU Á (ALFP) NHẬT BẢN 2016

Chương trình Thành viên lãnh đạo châu Á (Asia Leadership Fellow Program) được sáng lập bởi tổ chức Ngôi nhà Quốc tế Nhật Bản và Quỹ Nhật Bản vào năm 1996. Chương trình được sáng lập nhằm tạo nên mạng lưới chuyên nghiệp, gần gũi và riêng tư dành cho các nhà trí thức châu Á- những người quan tâm sâu sắc tới xã hội dân sự và bỏ qua khác biệt về địa lí, văn hóa, chính trị.

ALFP là cơ hội đặc biệt để các thành viên có thể trao đổi về cả lý thuyết lẫn thực tế; là nơi liên kết và xây dựng niềm tin giữa các nhà trí thức cộng đồng châu Á và là nơi xây dựng nền tảng chung cho xã hội dân sự ở châu Á. Tại đây, các thành viên được bày tỏ các quan điểm của mình và xây dựng cương lĩnh chung cho đối thoại đa chiều, nhằm giải quyết các vấn đề nổi bật tại châu Á. Thông qua mạng lưới các thành viên này, ALFP hướng tới mục tiêu thúc đẩy đối thoại ở các tiểu khu vực, xây dựng cương lĩnh chung cho một châu Á mới trong hiện tại và tương lai.

Sự cần thiết của ALFP

Hơn 60% dân số thế giới hiện nay sống tại châu Á- nơi hội tụ các thể chế xã hội, hệ thống kinh tế, văn hóa, tôn giáo và dân tộc khác nhau. Sư đa dạng này là nguyên nhân của nhiều vấn đề phức tạp: bạo lực, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, văn hóa…

Toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của truyền thông đại chúng đang có khả năng xóa bỏ khoảng cách biên giới địa lí giữa các quốc gia, nhưng trên thực tế, trong châu Á sự thờ ơ, sự thiếu tin tưởng, sự thiếu khoan dung vẫn luôn tồn tại giữa các nước này. Một chính phủ hay thị trường đơn lẻ sẽ không đủ khả năng vượt qua thách thức của toàn khu vực.

Có rất nhiều thách thức được đặt ra cho châu Á hiện nay, tuy nhiên, các thách thức này đều có thể được giải quyết trên quan điểm về xã hội dân sự. Cụ thể hơn, ALFP tin rằng, chìa khóa để phá vỡ rào cản này nằm ở sự gắn kết giữa những nhà lãnh đạo- những người quan tâm, nhận ra và tôn trọng các giá trị văn hóa của các quốc gia, khu vực khác, đồng thời là những người đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện thành công một số công việc đầu tiên.

Chính vì vậy, việc tăng cường trao đổi, đối thoại giữa các nhà trí thức cộng đồng của các quốc gia này trong khu vực là vô cùng quan trọng và cần thiết, đồng thời vẫn hướng tới các vấn đề cấp thiết khác của thế giới.

Các diễn đàn mới cho giới trí thức châu Á đã và đang được hình thành, nhằm hợp tác hướng tới những mối quan tâm cấp bách và lâu dài của khu vực từ một quan điểm chung và toàn diện. ALFP theo đuổi mục tiêu trở thành một diễn đàn hợp tác cho các trí thức cộng đồng, và dự kiến mở rộng ra phạm vi toàn cầu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

ALFP tin rằng, tiếng nói đa chiều của các thành viên chống lại sự trì trệ và các giải pháp thay thế được đề xuất sẽ dẫn đến sự phát triển của các tiêu chí và giá trị mới cho tương lai của khu vực và quốc tế.

Chủ đề năm 2016

Chủ đề chung của chương trình năm nay là “Tìm kiếm điểm tương đồng trong châu Á: Làm thế nào để tạo tầm nhìn cho tương lai?” (Seeking Our Commons in Asia: How Can We Create Vision ForThe Future?)

Trong suốt thời gian chương trình diễn ra tại Nhật Bản, các thành viên đến từ các nền văn hóa khác nhau sẽ tập trung tại Trung tâm Tokyo, tham gia thảo luận và đối thoại tích cực với các đối tác ở Nhật bản trong các lĩnh vực khác nhau.

Giá trị của chương trình

– Vé máy bay khứ hồi giữa Tokyo và thành phố thành viên đang cư trú.

– Trợ cấp sinh hoạt hàng ngày (bao gồm chi phí ăn ở và các chi phí phát sinh).

– Bảo hiểm y tế trong suốt quá trình cư trú tại Nhật Bản.

– Các chi phí liên quan tới hoạt động của nhóm trong khuôn khổ chương trình.

Tải mẫu đơn: http://www.mladiinfo.eu/wp-content/uploads/2015/10/ALFP-2016-Call-for-Applications-1.pdf

Yêu cầu

ALFP chào đón các ứng viên trong độ tuổi từ 35 đến 59 đến từ các quốc gia Bắc Á, Đông Bắc và Đông Nam châu Á.
– Ứng viên phải thành thạo tiếng Anh để có thể tham gia trao đổi thảo luận chuyên sâu.
– Ứng viên phải có nễn tảng kiến thức vững chắc về chuyên môn, có ảnh hưởng rộng rãi với người dân của quốc gia sở tại thông qua các hoạt động xuất bản, giáo dục, truyền thông… để truyền bá những suy nghĩ và phát hiện của bản thân.

Không có quy định bắt buộc về chuyên môn của các ứng viên ứng tuyển chương trình Thành viên Lãnh đạo. Các ứng viên có thể làm trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, học thuật, chính trị, giáo dục, quản lí, nghệ thuật, các tổ chức phi chính phủ và các hoạt động phi lợi nhuận…

Phương thức nạp đơn

Ứng viên phải hoàn thành và nộp hồ sơ qua đường bưu điện tới Văn phòng ALFP (ALFP Secretariat) trước ngày 25/02/2015.

Tất cả các giấy tờ nên được trình bày trên khổ A4. Chỉ sử dụng ghim hoặc kẹp ghim, không sử dụng các thiết bị đóng giấy khác như các chất keo gắn…

Hồ sơ bao gồm:
– Mẫu đơn đăng kí đã được hoàn thành, ghi rõ ngày tháng năm và kí tên.
– Sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh, dài không quá 5 trang.
– Một bài luận 500-1000 từ bằng tiếng Anh. Trong bài luận này, ứng viên cần bao hàm được các yếu tố sau, và đảm bào rằng các yếu tố đó liên quan tới kinh nghiệm và chuyên môn của bạn.
1. Lí do ứng tuyển vào ALFP.
2. Tác dụng của việc tham gia vào ALFP trong việc giúp đỡ cộng đồng/quốc gia nơi ứng viên sống.
3. Đóng góp nổi bật của ứng viên cho chương trình và cho các ứng viên khác.
4. Suy nghĩ của ứng viên về chủ đề chung của chương trình năm nay.
– Hai lá thư giới thiệu đã được kí tên và niêm phong (theo mẫu có sẵn) từ hai người biết về công việc chuyên môn và có thể đưa ra nhận xét về thành công của ứng viên.
– Hai tác phẩm được viết gần đây (bằng tiếng Anh), dài không quá 10 trang (ví dụ như một số bài luận, bài báo ngắn…) Các tác phẩm này nên liên quan tới lí do ứng viên ứng tuyển vào ALFP, hoặc liên quan tới chủ đề chung của chương trình năm nay.